A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾT CẤU TRUYỀN THUYẾT DANH NHÂN XỨ NHÃN

Tìm hiểu những thành tựu văn hoá Hưng Yên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến mảng văn học dân gian mà nổi bật là thể loại truyền thuyết. Thể loại này ở Hưng Yên có bốn mảng chính: truyền thuyết về lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết về danh nhân và truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo. Trong đó truyền thuyết về danh nhân Hưng Yên rất phong phú mà khi tìm hiểu nó, chúng ta sẽ thấy những giá trị lịch sử và tính chân thực của truyền thuyết dân gian giấu bên trong chiếc áo khoác lộng lẫy những sắc màu huyền thoại. Mảng truyền thuyết này có diện mạo đa dạng, giàu sắc thái, thể hiện rõ trong nguồn dữ liệu dân gian, trong lễ hội. Truyền thuyết danh nhân Xứ Nhãn ghi lại những chiến công của các anh hùng trong sự nghiệp kiến quốc, vệ quốc vĩ đại, lưu giữ những giá trị văn hoá, tín ngưỡng độc đáo mà ông cha ta đã sáng tạo.

Trang văn hc ngh thut

KẾT CẤU TRUYỀN THUYẾT DANH NHÂN XỨ NHÃN

GV: Lê Thị Quỳnh Sen

Trường THPT Dương Quảng Hàm

Tìm hiểu những thành tựu văn hoá Hưng Yên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến mảng văn học dân gian mà nổi bật là thể loại truyền thuyết. Thể loại này ở Hưng Yên có bốn mảng chính: truyền thuyết về lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết về danh nhân và truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo. Trong đó truyền thuyết về danh nhân Hưng Yên rất phong phú mà khi tìm hiểu nó, chúng ta sẽ thấy những giá trị lịch sử và tính chân thực của truyền thuyết dân gian giấu bên trong chiếc áo khoác lộng lẫy những sắc màu huyền thoại. Mảng truyền thuyết này có diện mạo đa dạng, giàu sắc thái, thể hiện rõ trong nguồn dữ liệu dân gian, trong lễ hội. Truyền thuyết danh nhân Xứ Nhãn ghi lại những chiến công của các anh hùng trong sự nghiệp kiến quốc, vệ quốc vĩ đại, lưu giữ những giá trị văn hoá, tín ngưỡng độc đáo mà ông cha ta đã sáng tạo.

Mô hình kết cấu khá phổ biến của thể loại truyền thuyết gồm ba phần : Hoàn cảnh xuất thân và thân thế của nhân vật chính; Cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật chính; Đoạn kết của cuộc đời nhân vật chính. Kết cấu ba phần này tương ứng với các kiểu môtíp chính Sinh nở thần kì / Sự xuất hiện kì lạ; Tạo lập chiến công / Hành động khác thường; Hoá thân / Hiển linh âm phù. Khảo sát truyền thuyết danh nhân Hưng Yên chúng tôi thấy đa phần không có kết cấu đầy đủ mà thường ở dạng khuyết thiếu. Để kiểm chứng cho điều này chúng tôi khảo sát 37 truyền thuyết và kết quả chỉ có 13 truyện có cấu trúc ba phần hoàn chỉnh, số còn lại ở dạng khuyết thiếu (hay còn gọi là kết cấu mở). Sự phổ biến của dạng kết cấu mở đã minh chứng cho tính linh động ở truyền thuyết nói chung và truyền thuyết danh nhân Hưng Yên nói riêng.

1. Kết cấu đầy đủ.

Trong loại kết cấu đầy đủ lại hình thành hai nhóm là kết cấu đơn tuyến 9/13 và kết cấu lồng ghép 4/13.Chúng tôi quan niệm 9 truyền thuyết có kết cấu đơn tuyến bởi nó có ba phần như đã nói ở trên và nội dung câu chuyện tập trung nói về cuộc đời một nhân vật chính.

Chúng tôi thống kê nhận thấy 9 nhân vật trong truyền thuyết trên đều có lai lịch khá rõ ràng. Tuyền thuyết về tướng quân Hương Thảo nói rõ Hương Thảo “ở thôn Bích Tràng, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu (nay là thôn Bích Tràng, xã Tiền Phong, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) có một cô con gái nhà nghèo, xinh đẹp, nết na, hiền lành chăm chỉ, giỏi việc đồng áng…” [4;293 ]Truyện Phạm Ngũ Lão cũng giới thiệu về lai lịch của tướng quân là người học trò làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên)… Các truyền thuyết còn lại nhân vật cũng được giới thiệu chi tiết. Như vậy phần lai lịch nhân vật truyền thuyết càng cụ thể rõ ràng càng chứng tỏ chất sử trong truyền thuyết là rất rõ.

Trong 9 truyền thuyết kể trên, khảo sát chúng tôi nhận thấy có 4 (Hương Thảo, Phạm Ngũ Lão, Giáp Trưng, Lê Như Hổ)truyện phần lai lịch giới thiệu về những con người ra đời một cách bình thường. Các truyền thuyết còn lại khi giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của các nhân vật được gắn với sự ra đời thần kì hoặc có dung mạo khác thường. Truyền thuyết Sự tích Ỷ Lan phu nhân, phần giới thiệu về lai lịch nhân vật có ghi “Bà mẹ nằm mơ thấy điềm lạ, nuốt khí thái âm (Mặt trăng), rồi sinh được một gái, tức hoàng hậu sau này” [5;831]. Danh nhân Phạm Bạch Hổ có tên gọi như vậy là do mẹ ông nằm mơ thấy hổ trắng… Sự ra đời của nhiều danh nhân Hưng Yên, trong thực tế có thể họ chỉ xuất hiện với một cái tên, ra đời một cách bình thường ở một vùng quê, gắn với một địa danh. Nhưng dân gian với lòng ngưỡng mộ nên đã thần thánh hoá những người có công với quê hương khiến cho họ trở lên linh thiêng bất tử hơn và đẹp mãi trong tâm thức của người dân.

Phần lớn, các truyện có kết cấu đầy đủ này đều kể về chiến công, công tích, hành trạng của nhân vật chính. Những danh nhân Hưng Yên dù xuất thân là con nhà dòng dõi hay là con nhà nông, dù sinh ra từ một bọc hay từ một người bình thường thì họ đều lập được nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp tài năng, sức lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước, dạy dân làm ăn…Thành tích, công trạng của họ được sử sách ghi nhận, nhân dân ngợi ca, truyền tụng.

Khảo sát chúng tôi thấy phần lớn sự nghiệp của họ được gắn với môtíp tài năng và hành động khác thường. Đặc biệt là những những danh nhân có tài về chính trị, quân sự, cuộc đời, sự nghiệp của họ được gắn với những chiến công lừng lẫy như Tướng quân Phạm Ngũ Lão, Phạm Bạch Hổ, Hương Thảo. Điển hình như truyền thuyết về danh nhân Phạm Ngũ Lão được lưu truyền ở nhiều nơi. Nhân dân ngợi ca ông có công lớn trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lần thứ ba và trong công cuộc dẹp giặc Ai Lao, Chiêm Thành. Phạm Ngũ Lão giết giặc không chỉ bằng tài võ mà mưu kế cũng rất giỏi. Truyền thuyết kể rằng khi dẹp giặc Ai Lao, Chiêm Thành, ông đã dùng mẹo, điều khiển đàn voi của quân giặc để tiêu diệt chính chúng. Chiến công phi thường của người anh hùng Phạm Ngũ Lão được miêu tả chặt chẽ với nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc….

Những truyền thuyết còn lại có kết cấu đầy đủ dạng đơn tuyến, cuộc đời nhân vật chính cũng được kể rất chi tiết với những với công tích tiêu biểu: Nguyên Phi Ỷ Lan là một người có tài trị quốc; Trạng nguyên Tống Trân và Trạng nguyên xã Dĩnh Kế là những người học rộng, đỗ đạt cao, những nhà ngoại giao giỏi; Phạm Bạch Hổ giúp Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, giúp dân khai hoang, lấn ấp, mở mang đồng ruộng…Những cống hiến trên mọi lĩnh vực của họ đã khẳng định bao truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Đoạn kết trong cuộc đời nhân vật trong truyền thuyết danh nhân nói chung có hai cách kết phổ biến. Một là các nhân vật mất tại quê nhà, hai là các nhân vật hoá vào trời đất. Nhưng khảo sát 13 truyện trên chúng tôi nhận thấy cách kết thúc phổ biến của truyền thuyết danh nhân Hưng Yên là nhân vật mất tại quê nhà. Có bốn trường hợp (4/13) nhân vật hoá vào trời đất là trường hợp truyền thuyết về danh nhân Chử Đồng Tử và Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão và Ỷ Lan phu nhân. Chàng trai họ Chử cùng công chúa Tiên Dung cùng bay về trời, còn Triệu Quang Phục đi xuống biển... Cách kết thúc này hé mở cho người đọc thấy quan niệm về bản chất thiêng của người anh hùng: người anh hùng sinh ra từ tự nhiên khi hoá lại trở về với tự nhiên và điều đó còn chứng tỏ con người có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên. Chín truyền thuyết còn lại chỉ nhắc đến sự ra đi của nhân vật một cách bình thường. Năm Qúi mùi (983) tướng quân Phạm Bạch Hổ tạ thế tại Đằng Châu. [7; 482] Lê Như Hổ mất năm 1581 thọ bảy hai tuổi…Cách kết thúc cuộc đời nhân vật theo kiểu này thường là những nhân vật xuất hiện trong thời trung đại, khi chính sử đã phổ biến.

Khảo sát truyền thuyết danh nhân Hưng Yên chúng tôi thấy có 4 truyện có kết cấu lồng ghép. Những truyền thuyết có kết cấu lồng ghép là những truyện có hai nhân vật trở lên, trong đó mỗi nhân vật đều được nhân dân xây dựng theo kết cấu đủ ba phần như đã nói ở trên. Cuộc đời các nhân vật này thường có sự gắn kết đôi khi cũng có thể không. Truyền thuyết Sự tích Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa và Tây Cung tiên nữ kể về nhân vật chính là Chử Đồng Tử, nhưng người đọc còn nhận thấy cuộc đời các nhân vật Tây Cung tiên nữ và công chúa Tiên Dung. Ba truyền thuyết còn lại xoay quanh về danh nhân Triệu Quang Phục đã trình diện một cấu trúc hoàn thiện như thế.

Các câu chuyện có kiểu kết cấu này giúp cho chúng ta thấy tính chất xâu chuỗi của truyền thuyết. Các truyện có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau tạo nên một độ dày nhất định cho các cuộc đời các nhân vật. Mỗi phần nói về một nhân vật nhưng giữa các nhân vật lại có quan hệ với nhau, đó có thể là quan hệ huyết thống, quan hệ vua tôi, bạn bè hay quan hệ làng xóm, thế hệ trước thế hệ sau…Càng tìm hiểu, chúng ta càng thấy mỗi câu chuyện lại có những nét hấp dẫn riêng của truyền thuyết Hưng Yên song lại mang những nét chung của truyền thuyết Việt Nam.

    1. Kết cấu khuyết thiếu.
    1. thuyết có kết cấu khuyết thiếu thường lỏng lẻo, thế nên, sự thiếu khuyết một trong ba phần của cấu trúc truyền thuyết hoàn chỉnh diễn ra thường xuyên trên diện rộng của thể loại này. Qua khảo sát chúng tôi thống kê 24/ 37 truyện kể được kết cấu theo dạng khuyết thiếu một phần hoặc hai phần, có khi nó chỉ là một vài mẩu lắp ghép. Nhìn một cách tổng quan số truyền thuyết có dạng kết cấu khuyết thiếu chiếm tỉ lệ áp đảo, đủ sức nặng để chúng tôi tin tưởng rằng kết cấu này là kết cấu đặc thù của thể loại truyền thuyết nói chung và truyền thuyết danh nhân Hưng Yên nói riêng.
    2. thuyết có kết cấu khuyết thiếu được hiểu là truyền thuyết thường được xây dựng bằng một bộ phận với một môtíp trong kết cấu ba phần hoàn chỉnh của thể loại này, hay nói một cách khác là truyền thuyết khuyết thiếu hai bộ phận (cũng có khi một bộ phận) bất kì nào đó trong kết cấu ba phần. Cấu trúc khuyết thiếu của nhóm truyền thuyết này rõ ràng không phải là cấu trúc hoàn chỉnh bởi sự đơn lẻ của các môtíp sử dụng. Khảo sát 24 truyện kể trên chúng tôi nhận thấy sự khuyết thiếu các phần trong kết cấu truyền thuyết về danh nhân Hưng Yên cũng rất đa dạng.
    3. một: Khuyết thiếu phần một (lai lịch) và phần ba (kết thúc), có nghĩa là truyền thuyết chỉ có phần hai, nói về sự nghiệp của nhân vật. Thống kê cho thấy có 7/24 trường hợp: Quan Trạng sử kiện “Nhành Đa”, truyền thuyết Phạm Ngũ Lão luyện tập, Trạng Kế và bài thơ “Bèo”… Sự hiện diện của truyền thuyết thuộc tiểu loại này chủ yếu liên quan đến các danh nhân là các anh hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, và sự tài trí của các nhân vật trạng. Đa số các truyền thuyết này chỉ xoay quanh môtíp tài năng và môtíp tạo lập chiến công. Có thể gọi chúng là những truyền thuyết ở dạng sơ khai, với những manh nha đầu tiên nhen nhóm cốt truyện. Hai truyền thuyết nói về Phạm Ngũ Lão đều liên quan tới tài năng và môtíp tạo lập chiến công của nhân vật. Truyện Phạm Ngũ Lão luyện tập chỉ kể chi tiết việc chàng trai họ Phạm luyện tập rất vất vả để đi dự thi võ của triều đình, liên quan đến môtíp tài năng. “Sáng sớm tinh mơ cho đến khuya, trên bãi cỏ ven làng không mấy lúc vắng mặt Phạm Ngũ Lão. Từ môn cưỡi ngựa bắn cung đến côn, quyền, roi, kiếm, Phạm Ngũ Lão đều điêu luyện…”[8; 29]. Các truyền thuyết còn lại cũng có cách kết cấu tương tự như vậy.
    4. hai: Khuyết thiếu phần một (lai lịch) và phần hai (sự nghiệp), truyền thuyết chỉ nói đến phần kết thúc. Những truyện có kết cấu khuyết thiếu thuộc tiểu loại này thường gắn với môtíp hoá thân và hiển linh âm phù. Chúng tôi khảo sát và tìm thấy có 8/24 truyền thuyết. Sự tích ngày “Tam vị đồng thăng” kể về sự hoá thân kì diệu của Chử Đồng Tử và hai người vợ của chàng. Bảy truyền thuyết còn lại đều nằm ở phần cuối của kết cấu và gắn với môtíp hiển linh của các nhân vật. Sự tích cách mạng tại Dạ Trạch hóa từ kể về sự hiển linh của đức Thánh Chử. Ngài đã hiển linh, báo mộng cho Nguyễn Trãi, Triệu Quang Phục và chiến sỹ giúp cho quân ta đại thắng. Các truyền thuyết Nửa dòng sông tạnh, nửa dòng sông mưa; tạo cuồng phong, mưa lớn để dấu cán bộ Cụ Hồ… đều nói về sự linh ứng của Đại Vương Phạm Bạch Hổ. Tướng quân Phạm Bạch Hổ đã báo mộng cho Lý Công Uẩn, giúp cho vua Lý Thái Tông khi đánh giặc Chiêm Thành và linh ứng giúp cho bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Còn hai truyền thuyết về danh tướng Phạm Ngũ Lão cũng có kết cấu và cách trình diện môtíp cũng tương tự như vậy.
    5. ba: Khuyết thiếu phần ba (kết thúc), truyền thuyết đó còn lại hai phần đầu (lai lịch) và phần hai (sự nghiệp) Ở tiểu loại kết cấu này chúng tôi chỉ nhận thấy có duy nhất một truyền thuyết là Ả Đào Nương dùng mưu đánh giặc. Trong truyền thuyết về danh nhân Ả Đào người đọc nhận thấy phần lai lịch và sự nghiệp kể khá rõ về nhân vật. Đào Nương quê ở huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu, con ông Đào Cảnh và bà Minh. Năm cô 18 tuổi, giặc Minh xâm lược nước ta, chúng đóng quân ngay trên quê hương của Ả Đào. Căm giận quân giặc sách nhiễu, cướp bóc của cải, Ả Đào cùng nhân dân dùng mưu kế: cho giặc uống rượu say chui vào bao ngủ, sau đó buộc miệng túi và khiêng chúng quẳng xuống sông…Trận đánh kết thúc nhân dân trong vùng khen ngợi bà Đào Nương giỏi mưu giết giặc, xứng đáng được lưu danh thiên cổ. Truyện khép lại ở đó, không thấy nói đến đoạn kết cuộc đời nhân vật, cũng không thấy nói đến sự ra đi của bà Đào.
    6. bốn: Kết cấu là một vài mẩu lắp ghép. Thực chất những truyện kể được xếp vào tiểu loại kết cấu này có chung một điểm là những câu chuyện đó không xác định được đó là phần nào. Ở loại này truyền thuyết chỉ giải thích một cách ngắn gọn một vấn đề liên quan đến nhân vật chính hay giải thích ngắn gọn một địa danh nào đấy. Theo thống kê chúng tôi nhận thấy có 8/24 truyền thuyết. Đa phần những truyện kể dạng này có liên quan đến môtíp giải thích địa danh. Sáu truyền thuyết liên quan đến danh nhân Ỷ Lan đều nhằm giải thích một địa danh nào đó trong khu di tích Đền Ghênh, Ngọc Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên, nơi thờ nguyên phi như tượng Phỗng Đá Rãi, nhà nổi trên mặt nước – Thuỷ Lâu Đài, hay bãi Từ Vũ và Bến Rồng nơi diễn ra mối thiên duyên giữa vua Lý Thánh Tông và nàng Khiết Nương.
    1. khảo sát trên đã cho thấy điểm gặp gỡ giữa truyền thuyết danh nhân Hưng Yên nói riêng và truyền thuyết Việt Nam nói chung đó là lối kết cấu giống nhau: có kết cấu đầy đủ ba phần và có cả kết cấu khuyết thiếu mang đậm nét đặc thù của thể loại truyền thuyết. Tuy nhiên việc tìm hiểu mô hình kết cấu mới chỉ dựng lên cái khung của truyền thuyết, gợi cho người đọc hình dung ra vóc dáng truyền thuyết danh nhân Hưng Yên. Nếu chỉ nghiên cứu mô hình kết cấu đó, ta mới chỉ tiếp cận truyền thuyết trong dạng tĩnh, với tư cách là truyện cổ dân gian đã được văn bản hoá chứ chưa phải trong “thể sống” - tức là truyện kể được lưu truyền trong dân gian, sống trong môi trường văn hoá dân gian. Kết cấu đích thực của truyền thuyết phải là một kết cấu lỏng, kết cấu mở để chúng có thể dung nạp thêm những trường đoạn mới, ở đó có cả những mẫu đề thần thoại được sử dụng, những nghi lễ phong tục, tập quán… Khi đó truyền thuyết mới trở về đúng bản chất của nó trong chỉnh thể folklore.

Tài liệu tham khảo:

1. Dương Thị Cẩm (2000), Các nhà khoa bảng Hưng Yên, Sở văn hoá thông tin tỉnh Hưng Yên.

2. Phạm Cầu (chủ biên) (2005), Danh tướng Phạm Bạch Hổ, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hưng Yên.

3. Lâm Giang (2009), Trạng nguyên Giáp Hải, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4.Vũ Tiến Kỳ (2008), Truyện cổ dân gian Hưng Yên, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội

5. Nhiều tác giả (1988) Tướng quân Phạm Ngũ Lão, Hội văn học nghệ thuật Hải Hưng

6. Nhiều tác giả (2006), Danh nhân Hưng Yên, Sở Văn hoá - Thông tin Hưng Yên.

7. Nhiều tác giả (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập IV, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Vũ Thanh Sơn (2002), Thần linh đất Việt, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 74
Hôm qua : 106
Tháng 04 : 2.739
Năm 2024 : 14.717