A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THAM LUẬN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Những năm gần đây bạo lực học đường trở thành  một trong những vấn nạn quốc gia, thu hút sự  chú ý, quan tâm  không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Nhiều vụ bạo lực học đường gây xôn xao dự luận cả nước đã đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều trăn trở cho nhà quản lý giáo dục, cho thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

Nói về vấn đề này có rất nhiều điều cần bàn bạc, xem xét, nghiên cứu như: Thế nào là bạo lực học đường? Thực trạng diễn biến của nó ra sao? Nguyên nhân chủ quan khách quan là gì? Dấu hiệu, biểu hiện như thế nào? Hậu quả để lại về tinh thần và thể xác, vật chất  nghiêm trọng ra sao? Các cơ quan ban ngành cần làm gì để ngăn chặn đẩy lùi bạo lực học đường.... Không thể trả lời hết các câu hỏi trên trong một thời lượng có hạn vì vậy tôi lựa chọn đóng góp một phần nhỏ giải đáp câu hỏi: nhà trường cần làm gì để phòng chống bạo lực học đường. Tôi đưa ra một số giải pháp như  sau:

I. Đối với cán bộ quản lý nhà trường - BGH

1. Xây dựng kế hoạch mời chuyên gia hoặc cử cán bộ giáo viên có kinh nghiệm đã được đi tập huấn về tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, đặc biệt là học sinh hiểu rõ hơn về bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân, biểu hiện, nhất là hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường. Từ đó mọi người biết cách để ngăn chặn, phòng ngừa, không để nó xảy ra rồi mới giải quyết hậu quả.

2. Thành lập Tổ tư vấn tâm lý học đường:  Ban tư vấn tâm lý cần tuyển chọn thầy cô đại diện BGH, thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ trưởng CM, giáo viên chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm sống, khéo léo trong cách ứng xử và thông minh, nhanh trí trong xử  lý tình huống  để tư vấn cho học sinh. Tổ tư vấn có sổ ghi nhật kí hàng tháng

Cần trang bị phòng tư vấn tâm lý học đường để tiếp học sinh, nếu có học sinh ngại gặp tổ tư vấn, chúng ta cần có Hòm thư thu nhận ý kiến – Học sinh ghi tên lớp, số điện thoại, nội dung cần tư vấn đề tổ tư vấn sẽ gặp (điện thoại) trợ giúp.

 3.Chỉ đạo các tổ chuyên môn  tăng cường lồng ghép giáo dục tâm lý, giáo dục  đạo đức, giáo dục phòng tránh bạo lực học đường… vào môn học như môn Văn, giáo dục công dân, kĩ năng sống…..

4. Cho học sinh toàn trường đăng ký cam kết : Nói không với bạo lực học đường

5. Sửa chữa, nắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trong và khu ngoài cổng trường.

6. Có khung hình  thức kỉ luật phù hợp, thích đáng với những học sinh vi phạm bạo lực  và tuyên dương khen thưởng  những học sinh phát hiện,  báo các thầy cô kịp thời để ngăn chặn được các vụ bạo lực học đường

II. Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp

1. Trong các buổi  họp phu  huynh cần thông báo, trao đổi cho các bậc phụ huynh  về tình hình nhức nhối của  bạo lực học đường đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp hiện nay. Từ đó đề nghị phụ huynh quan tâm hơn, quản lý sát sao hơn thời gian, việc học, mối quan hệ bạn bè của con mình. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với phụ huynh, giáo viên bộ môn và các tổ chức để giáo dục học sinh. Với các học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan : giáo viên quan tâm nhiều hơn tới tâm tư, tình cảm của các em, giữ mối liên lạc thường  xuyên với gia đình, phối hợp cùng gia đình giáo dục các em

2. Dựa và nội quy của nhà trường, GVCN  cần xây dựng nội quy riêng của lớp một cách chi tiết, phù hợp với đặc điểm tình hình lớp mình. Tìm một em làm “nội giám”, hàng ngày mật  báo các thông tin của lớp, nhất là những mâu thuẫn của các bạn để GVCN kịp thời tháo gỡ không để bùng phát thành bạo lực.

3. Đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần: Tăng cường kỉ luật tích cực, nhất là các học sinh chưa ngoan.  Nếu các em có mặt tốt thì cần tăng cường động viên, khích lệ, giao nhiệm vụ phù hợp để các em làm.

4. Khi phát hiện ra mâu thuẫn của học sinh hoặc các vấn đề bất thường cần kịp thời giải quyết. Nếu có băn khoăn trong cách xử lý cần báo cho BGH, Tổ tư vấn tâm lý để tìm cách giải quyết kịp thời

3. Đối với Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

1. Dùng sức mạnh tập thể để đẩy xa hiện tượng bạo lực: Họp bí thư định kì cần triển khai vấn đề bạo lực để bí thư về quán triệt lớp mình. Nếu có hiện tượng bạo lực xảy ra cả lớp cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2. Hàng tuần tăng cường kiểm tra đột xuất học sinh vi phạm nội quy: thu bắt điện thoại, các vật dụng trái phép dao, thuốc lá….. mang vào nhà trường.

3.Tăng cường thành lập các câu lạc bộ, triển khai cho các tập thể để thu hút học sinh đặc biệt các học sinh hiếu động tham gia (ví dụ như đôi bạn cùng tiến….) có khen thưởng cuối kì, cuối năm.

4. Thứ 2 hàng tuần tăng cường sinh hoạt tập thể: sân khấu hóa các tệ nạn xã hội, thi giải quyết các tình huống gây nên bạo lực học đường…Các tiết mục có sự kiểm duyệt của giáo viên chủ nhiệm, thường vụ đoàn để đảm bảo tính giáo dục và có chất lượng.

             Là một giáo viên luôn trăn trở về trách nhiệm của người thầy, tôi đưa ra một vài giải pháp dựa trên thực tiễn của vấn đề trong các nhà trường hiện nay. Thiết nghĩ, hiện tượng bạo lực học đường rất phức tạp nhưng có thể kiểm soát được nếu như tất cả mọi người đều đồng lòng, chung sức giáo dục con em, học sinh của mình và cùng  nói KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG!

                                                                         Phó hiệu trưởng: Lê Thị Quỳnh Sen

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 37
Hôm qua : 138
Tháng 04 : 2.498
Năm 2024 : 14.476